Tìm kiếm
Thống kê truy cập
Trực tuyến:37
Hôm qua:892
Tổng lượt: 4015725
Tin tức & Sự kiện
Doanh nghiệp công nghệ lo mất tên
(05/09/2017)Dù từng gọi vốn thành công đến hơn 1 triệu USD nhưng một start-up công nghệ tại TP.HCM nhiều khả năng sẽ phải đóng cửa bởi hết tiền.
Kinh tế khó khăn, sức mua suy giảm khiến nhiều start-up, doanh nghiệp công nghệ phải tìm mọi cách để tránh bị thâu tóm, vượt qua giai đoạn sống còn để còn... có tên.
Vì sao luôn đối mặt với thiếu vốn?
Start-up từng hút được vốn 1 triệu USD ngần ngại chia sẻ tên thật nhưng công nhận: làm trong lĩnh vực công nghệ y tế, từng nhiều lần gọi vốn thành công, khi tổng số tiền gọi được lên đến hơn 1 triệu USD tưởng đã thành công nhưng không phải vậy.
Dù với mục đích tốt đẹp là mang các dịch vụ y tế chất lượng cao đến tận tay người dùng qua ứng dụng di động, thế nhưng kinh doanh của công ty chưa hiệu quả.
N., nhà sáng lập dự án, buồn bã nói thời gian dài vừa qua phải liên tục đi tìm gặp các nhà đầu tư hòng gọi thêm vốn để duy trì công ty nhưng "tình hình kinh tế khó khăn, các nhà đầu tư không dám mạo hiểm". "Nhiều khả năng sẽ phải đóng cửa công ty", N. nói.
Một start-up công nghệ khác là Unikon - nền tảng tiếp thị nội dung tự động - cũng đang phải "đối mặt với khó khăn lớn nhất là bài toán đảm bảo dòng tiền để sống sót qua giai đoạn khó khăn này" - Hoàng Hường, CEO Unikon, chia sẻ.
Hường cho biết hiện khách hàng và nhà đầu tư đều "thắt chặt" chi tiêu và đầu tư. Trong khi đó, "Chúng tôi cũng như hầu hết các start-up công nghệ khác luôn đối mặt sức ép đổi mới công nghệ rất nhanh trong ngành.
Do đó, chi phí cho nguồn lực nhân sự và đầu tư nghiên cứu phát triển khá lớn, trong khi các sản phẩm mới và công nghệ mới lại chưa tạo doanh thu...", Hường chia sẻ.
"Kỳ lân" cũng gặp khó
Ngay cả các doanh nghiệp công nghệ đã "ăn nên làm ra", thậm chí đạt cấp độ "kỳ lân" (được định giá trên 1 tỉ USD) cũng gặp khó.
Lãnh đạo một doanh nghiệp "kỳ lân" (đề nghị không nêu tên) cho hay: "Doanh nghiệp công nghệ nào cũng khó khăn, không nhiều thì ít. Chúng tôi phải luôn đầu tư phát triển, ứng dụng công nghệ mới để bắt kịp thế giới, tạo sức cạnh tranh. Chi phí bỏ ra rất nhiều nhưng hiệu quả chưa thể thấy ngay được...".
Lý do: tình hình lãi suất cao, tín dụng không dễ tiếp cận để kiềm chế lạm phát đang diễn ra trên toàn cầu, không riêng Việt Nam.
Từ góc độ quỹ đầu tư, bà Dung cho rằng tình hình kinh tế hiện nay đã khiến "khẩu vị rủi ro" của các quỹ đầu tư mạo hiểm thay đổi. Các quỹ đầu tư mạo hiểm giờ muốn đầu tư vào các start-up giải quyết bài toán nhu cầu thật lớn và rõ ràng, dạng "Must-Have" (bắt buộc phải có).
Từ góc độ doanh nghiệp, bà Nguyễn Bạch Điệp, chủ tịch FPT Retail (sở hữu các chuỗi bán lẻ FPT Shop, F.Studio By FPT và hệ thống nhà thuốc Long Châu), chia sẻ bí quyết vượt khó là doanh nghiệp phải luôn đảm bảo tính linh hoạt. Như chuỗi FPT Shop phải từng bước cải thiện lãi gộp bằng cách bán thêm nhóm hàng gia dụng...
- » nguyễn phương hằng
- » Ông Đặng Lê Nguyên Vũ trả nốt 127 tỷ cho vợ cũ, chính thức sở hữu Trung Nguyên
- » Người dân trải nghiệm cầu vượt biển dài nhất Việt Nam
- » Trung tâm Sài Gòn, Hà Nội ùn ứ ngày đầu đi làm sau kỳ nghỉ lễ 2/9
- » Những tập đoàn có ảnh hưởng lớn nhất Nhật Bản
- » Thầy trò chèo bè qua sông đi khai giảng
- » Lên đời 'kinh tế vỉa hè'